• Skip to primary navigation
  • Skip to content
B247 Mang ngân hàng đến tận nhà

B247

Mang Ngân hàng đến tận nhà

  • Trang Chủ
  • Về Chúng Tôi
  • Cho Cá Nhân
  • Cho Doanh Nghiệp
  • Đại lý
  • Tin Tức
    • Bản Tin B247
    • Kinh Doanh
    • Tài Chính
    • Ngân Hàng
    • Sống
    • Chưa được phân loại
    • Cuộc sống số

TẠM ỨNG BẰNG THẤU CHI LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ THẤU CHI TÀI KHOẢN

Trang Chủ » Chưa được phân loại » TẠM ỨNG BẰNG THẤU CHI LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ THẤU CHI TÀI KHOẢN

15 Tháng Một, 2020 by Nguyen Thu Trang

  • Số dư tối thiểu thẻ ATM của các ngân hàng hiện nay
  • 8 lỗi máy pos không thanh toán được và cách xử lý
  • Lịch nghỉ tết ngân hàng 2020 (dự kiến)

Chắc hẳn có rất nhiều người không biết thấu chi tài khoản là gì; những đặc điểm hay lợi ích gì cho cuộc sống của bạn. Vay thấu chi thực sự là một sản phẩm rất hữu ích cho bạn bởi tính linh hoạt; tính đảm bảo cho quyền lợi của người sử dụng. Cùng B247 tìm hiểu nhé:

Vay thấu chi tài khoản là gì?

Hiểu một cách đơn giản, thuật ngữ thấu chi tài khoản được sử dụng để chỉ việc bạn có thể thanh toán một hóa đơn nào đó bằng thẻ tín dụng với một khoản tiền vượt mức số tiền có trong tài khoản; thậm chí bạn có thể thanh toán được ngay cả khi thẻ bạn không có tiền.

Trong từ điển tiếng anh thì từ overdraft được dịch là thấu chi (tên gọi đầy đủ là vay theo hạn mức thấu chi). Đây là hình thức ngân hàng cấp phép cho khách hàng chi tiêu vượt số tiền có trên tài khoản của khách hàng. Trong trường hợp bạn cần tiền gấp mà không tìm được nơi nào để vay thì hình thức này cũng là lựa chọn tốt dành cho bạn.

Hạn mức vay thấu chi cũng rất đa dạng, số tiền vay cũng không quá lớn nhưng lãi suất khi vay lại tương đối cao. Do vậy, bạn chỉ nên vay thấu chi khi thật sự cần thiết.

Ví dụ:

Bạn được ngân hàng cấp cho hạn mức thấu chi trên tài khoản là 15 triệu đồng. Trong tài khoản của bạn hiện đang có 2 triệu đồng nhưng bạn có thể chi tiêu tối đa 17 triệu đồng vì ngân hàng tạm ứng cho bạn 15 triệu đồng.

Nếu bạn chi tiêu hết 12 triệu, tức là bạn đã tiêu vượt mức 10 triệu (bạn đã có sẵn 2 triệu trong tài khoản). Ngân hàng sẽ tính lãi suất vay dựa trên 10 triệu cho đến khi bạn trả đủ 10 triệu cho ngân hàng.

Khi bạn nộp tiền vào tài khoản, số âm tiền sẽ giảm đi tương ứng. Ví dụ bạn nộp vào 8 triệu thì tài khoản vẫn âm 2 triệu; còn nếu nộp vào 12 triệu thì tài khoản sẽ dương 2 triệu (Chưa kể tiền lãi).

Overdraft có nghĩa là thấu chi

Overdraft có nghĩa là thấu chi

Đặc điểm của vay thấu chi

Overdraft (thấu chi) có một số đặc điểm cơ bản như:

– Overdraft là hình thức cho vay được áp dụng cho những tài khoản vãng lai cho phép chủ tài khoản rút tiền; quẹt thẻ, thanh toán hóa đơn… ngay cả khi tài khoản không có tiền

– Thấu chi thường là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn. Khách hàng và ngân hàng sẽ trao đổi; thống nhất một hạn mức nhất định và thời hạn sử dụng hạn mức đó

– Các ngân hàng đều xét duyệt rất kỹ trước khi cho vay thấu chi để giảm thiểu rủi ro khách hàng không trả được nợ. Nhiều ngân hàng còn yêu cầu khách hàng thêm tài sản đảm bảo nếu muốn vay với hạn mức lớn

– Lãi suất vay thấu chi khá cao. Mức lãi suất này cao hơn so với mức vay thông thường khoảng 1,5 lần.

Các ngân hàng cho vay thấu chi

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cung cấp sản phẩm vay thấu chi để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Mỗi ngân hàng sẽ đưa ra những ưu đãi hấp dẫn về lãi suất vay, hạn mức thấu chi… để thu hút thêm nhiều người vay.

Vay thấu chi được rất nhiều khách hàng lựa chọn

Vay thấu chi được rất nhiều khách hàng lựa chọn

Lãi suất và cách tính lãi suất vay

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về lãi suất cho vay thấu chi. Lãi suất có sự điều chỉnh tùy thuộc vào đối tượng khách hàng. Lãi suất mà ngân hàng cho vay sẽ ưu đãi hơn với các khách hàng:

  • Có thu nhập cao, giữ chức vụ quan trọng trong đơn vị đang công tác
  • Khách hàng được trả lương bằng tài khoản ngân hàng
  • Là khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của ngân hàng..

Cách tính lãi:

Công thức tính tổng tiền lãi thấu chi hàng tháng khá đơn giản, cụ thể:

Tổng tiền lãi thấu chi tháng = (∑ dư nợ thấu chi thực thế * lãi suất thấu chi * số ngày thấu chi thực tế)/360

Ví dụ:

Số tiền thấu chi mà bạn nợ là 5 triệu, mức lãi suất thấu chi là 25%/năm và thời gian thấu chi thực tế là 1 tháng.

>> Như vậy, tổng tiền lãi thấu chi tháng là: (5000000 * 25% * 30)/360= 115.740 đồng

Điều kiện, thủ tục vay thấu chi

Trước hết cùng tìm hiểu để vay thấu chi, khách hàng cần đáp ứng những điều kiện gì?

Điều kiện

Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định khác nhau về việc cho vay thấu chi tài khoản nhưng nhìn chung có những điều kiện cơ bản sau:

  • Tại thời điểm đề nghị vay vốn khách hàng từ 20 tuổi trở lên; tại thời điểm tất toán khách hàng ≤ 60 tuổi.
  • Hộ khẩu hoặc tạm trú hoặc làm việc trong tỉnh/TP có Đơn vị kinh doanh của ngân hàng.
  • Có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn hoặc có biên chế Nhà nước.
  • Thu nhập tối thiểu 4 triệu đồng/tháng.
  • Đáp ứng một số điều kiện khác theo quy định của từng ngân hàng
Lãi suất vay thấu chi tài khoản

Lãi suất vay thấu chi tài khoản

Thủ tục

Khách hàng đáp ứng được các điều kiện trên cần chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản sau:

  • Giấy yêu cầu mở tài khoản (Nếu chưa có tài khoản tại ngân hàng)
  • Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi theo mẫu tại ngân hàng
  • CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực
  • Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn
  • Các giấy tờ chứng minh thu nhập như: Hợp đồng lao động, sao kê lương; quyết định lương, quyết định bổ nhiệm, sao kê lương 3 tháng gần nhất…
  • Các giấy tờ khác theo quy định của từng ngân hàng (Nếu có) 

Mặc dù vay thấu chi tài khoản có mức lãi suất khá cao nhưng nó lại có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng tiền của bạn trong thời gian ngắn nhất. Hiện nay, cũng có nhiều ngân hàng áp dụng chính sách vay thấu chi tài khoản với mức lãi suất 0% nếu như bạn có thể thanh toán tiền vay ngay trong ngày. 

Bài Viết Liên Quan:

  • TIẾT KIỆM ONLINE LÀ GÌ? CÓ NHỮNG ƯU ĐIỂM NÀO?
  • GIỜ LÀM VIỆC CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
  • PHÍ CHUYỂN TIỀN KHÁC NGÂN HÀNG LÀ BAO NHIÊU?
  • ỨNG DỤNG MOBILE BANKING AGRIBANK VÀ NHỮNG TIỆN ÍCH

Category iconChưa được phân loại,  Ngân Hàng

Reader Interactions