• Skip to primary navigation
  • Skip to content
B247 Mang ngân hàng đến tận nhà

B247

Mang Ngân hàng đến tận nhà

  • Trang Chủ
  • Về Chúng Tôi
  • Cho Cá Nhân
  • Cho Doanh Nghiệp
  • Đại lý
  • Tin Tức
    • Bản Tin B247
    • Kinh Doanh
    • Tài Chính
    • Ngân Hàng
    • Sống
    • Chưa được phân loại
    • Cuộc sống số

BÍ QUYẾT QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Trang Chủ » Tài Chính » BÍ QUYẾT QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

10 Tháng Mười Hai, 2019 by Nguyen Thu Trang

Ôi không lại “cháy túi” rồi? Tại sao mình và bạn mình cùng đi làm mà nó trông lúc nào cũng dư dả còn mình thì…Đó là do bạn chưa biết cách quản lý tài chính cá nhân đó thôi. Hãy để B247 mách nhỏ bạn bí quyết nha

  • Kiểm tra chi nhánh tài khoản ngân hàng nhanh nhất
  • Nộp tiền ngoài giờ – Tiện lợi bất ngờ
  • Chuyển khoản ngân hàng nhận ngay sau 30s
bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân được hiểu đơn giản là việc lên kế hoạch tài chính cho bản thân hoặc gia đình. Kế hoạch này cần nêu rõ việc thu, chi, đầu tư và tiết kiệm. Hướng tới việc quản lý đồng tiền sao cho hiệu quả nhất.

Quản lý tài chính cá nhân dựa trên 3 nguyên tắc vàng:

  • Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
  • Có kế hoạch cho tương lai
  • Đầu tư-để tiền tạo ra tiền

Tại sao phải quản lý ?

Nhiều người có suy nghĩ lệch lạc rằng chỉ nên quản lý tài chính cá nhân khi đã có nhiều tiền. Tuy nhiên, nếu không chi tiêu hợp lý thì sao có nhiều tiền được phải không nào? Tuy nhiên, quản lý tài chính cá nhân không phải việc bạn tằn tiện từng xu một hay không tận hưởng cuộc sống. Nếu bạn nghĩ vậy thì thật là sai. Bởi một khi quản lý tốt tài chính nó mang đến cho bạn:

  • Giảm rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thông qua kiểm soát vốn và các kênh đầu tư.
  • Nhanh chóng đạt được mức tài chính như mong muốn
  • Đem đến cuộc sống thảnh thơi, đập tan áp lực về tài chính
  • Có thời gian, tâm trí để học tập, tận hưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bí quyết quản lý hiệu quả

Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải quản lý tài chính cá nhân như thế nào? Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn.

Học cách chi tiêu trong khả năng cho phép

Đây được xem là phương pháp rất hiệu quả trong quản lý tài chính cá nhân. Hãy mặc định khả năng của mình thấp hơn khả năng thực tế một chút. Sau đó dần thay đổi lối sống phù hợp với mức đó. Điều bạn cần làm là tìm kiếm những món đồ phù hợp chứ không phải món đồ giúp thỏa mãn bản thân.

Học cách quản lý tiền hiệu quả

Hãy bắt đầu bằng việc thiết lập và quản lý ngân sách. Về cơ bản bạn nên thiết lập ngân sách cho từng khoản: chi phí cố định, đầu tư, tiết kiệm. Nguyên tắc thiết lập ngân sách bạn có thể tham khảo:

  • Nguyên tắc 50/20/30
  • Nguyên tắc 6 chiếc hủ tài chính

Kiểm soát chi tiêu cá nhân bằng các công cụ, phần mềm

Thay vì sử dụng cách ghi chép truyền thống, tại sao bạn không lựa chọn cho mình công cụ phù hợp nhất trong hàng tá công cụ hiện nay nhỉ? Nhất định chúng sẽ mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đó.

Rất nhiều ứng dụng, phần mềm cho bạn lựa chọn như: Money Lover, Sổ thu chi Misa, PocketGuard, HomeBudget… Ưu điểm của chúng là có thể ghi chép, tính toán và tổng hợp một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Học cách thiết lập ngân sách cá nhân

Nói về việc thiết lập ngân sách, chuyên gia Chellie Campbell, tác giả cuốn sách From Worry to Wealthy gợi ý về 3 ngân sách: Thấp, trung bình, cao. Từ đó bạn sẽ quyết định mức nào vào đầu mỗi tháng. Cụ thể:

  • Ngân sách thấp là khi bạn làm ra ít tiền hơn hoặc cần tiết kiệm cho 1 điều gì đó đặc biệt như mua nhà hay mua xe.
  • Ngân sách trung bình là khoản tiền bạn đang làm ra và sử dụng nó cho những sinh hoạt điều độ hàng tháng và ngân sách cao là khi bạn sắp cho các khoản tiền mới.
  • Ngân sách cao là mức thu nhập của bạn đủ để chi trả cho các chi tiêu, sinh hoạt và ngoài ra bạn có thể để ra một khoản tích lũy, tiết kiệm.

Tuy nhiên, với mỗi nhóm đối tượng sẽ có các cách thiết lập tài chính khác nhau theo công thức như sau:

  • Người nghèo: Tiết kiệm = Thu nhập – Chi phí
  • Người giàu: Chi phí = Thu nhập – Tiết kiệm

Lực chọn chi tiêu ưu tiên

Khi bỏ ra 1 khoản tiền mua thứ gì đó, bạn hãy xác định nó quan trọng với bạn tới mức nào. Hãy đảm bảo bạn có kế hoạch và đây là ưu tiên quan trọng nhất. Đây cũng chính là lý do bạn cần hoạch định được nhu cầu cá nhân và các khoản cần chi tiêu để cân nhắc trước khi quyết định.

Học cách tiết kiệm thông minh

Tiết kiệm nhưng không có nghĩa là bủn xỉn. Bạn cần đặt mục tiêu tài chính vào bối cảnh cụ thể.

Bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm để tạo ra một quỹ dành cho các trường hợp khẩn cấp, quỹ tiết kiệm để trả các khoản nợ nếu có hay quỹ tiết kiệm dành cho hưu trí.

Đa dạng các khoản thu nhập cá nhân

Để chủ động cho các khoản chi tiêu, tiết kiệm hay trả nợ trong thời gian sớm nhất bạn cần đa dạng khoản thu ngoài tiền lương.

Bạn có thể tự tạo cho mình nhiều nguồn thu nhập khác nhau như đầu tư (tiền, vàng, đá quý, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu…), gửi tiết kiệm, kinh doanh…. đa dạng các khoản thu nhập theo nhiều lĩnh vực mà bạn am hiểu.

Gạt bỏ suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc

Và điều cuối cùng là hãy ngưng suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc. Quản lý tài chính cá nhân sẽ hướng tới sự tự do về tài chính chứ không phải sự thiếu tự do và không tận hưởng cuộc sống như nhiều người vẫn nghĩ.

Bài Viết Liên Quan:

  • THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT TRỘI
  • Thực hiện 5 thói quen đơn giản trong 1 năm, tôi đã tiết kiệm được 150 triệu đồng
  • Bơm tiền để cứu tỷ giá chỉ có tác dụng trong ngắn hạn
  • Giá vàng lập đỉnh mới, USD giảm

Category iconTài Chính

Reader Interactions